Chất Lượng Không Khí Môi Trường Sống

 

Các Hợp Chất Hữu Cơ Dễ Bay Hơi - Volatile Organic Compounds (VOCs) 

 

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) là gì?

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) là các chất khí có gốc cacbon, bay hơi rất nhanh. Khi VOCs bay trong không khí thì chúng sẽ liên kết lại với nhau hoặc kết hợp với phân tử khác để tạo ra hợp chất mới. Các hợp chất mới này có thể vô hại hoặc độc hại. Tuy nhiên, cụm từ VOCs thường được chỉ các hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại trong không khí phát sinh từ các sản phẩm công nghiệp như các loại dung môi toluen - C6H5CH3, xylene - C6H4(CH3)2, dung môi dichlorobenzene, dung môi ethyphenol, xăng thơm, sơn tường, keo dán, mực in trên giấy dán tường - vải dán tường,...

Nguồn gốc các hợp chất VOCs ?

VOCs có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Trong bài viết này, G&B Việt Nam sẽ tập trung vào VOCs có nguồn gốc nhân tạo. 

Formaldehyde là một trong những chất VOCs phổ biến nhất trong các sản phẩm xây dựng như sơn tường, ván ép, keo dán, mực in,... Formaldehyde là một khí cay, không màu, có mùi nồng, hăng. Ngoài một số loại bọt xốp dùng để cách nhiệt, formaldehyde cũng có thể tìm thấy trong một vài loại màn treo cửa và vải vóc. Formaldehyde nồng độ thấp có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi, ho. Ở nồng độ cao, VOCs gây buồn nôn, khó thở, thậm chí gây sốt cao. Theo IARC (Tổ chức nghiên cứu Ung thư quốc tế), Formaldehyde là chất có khả năng gây ung thư cao.

Các nguồn sản sinh VOCs khác bao gồm việc đốt cháy nhiên liệu chẳng hạn như khí đốt, củi gỗ và dầu lửa, cũng như các sản phẩm thuốc lá. VOC cũng có thể có từ các sản phẩm dùng cho vện sinh cá nhân chẳng hạn như dầu thơm và keo xịt tóc, đồ dùng lau chùi, chất dịch dùng trong việc giặt tẩy khô, sơn, sơn mài, véc-ni, các đồ dùng cho sở thích riêng, và từ các máy sao chép và in ấn.

VOCs có thể thoát ra từ các sản phẩm trong lúc được sử dụng và ngay cả khi cất không xài. Tuy nhiên, số lượng VOCs tỏa ra từ sản phẩm có khuynh hướng giảm bớt khi sản phẩm trở nên cũ.

Tác hại của VOCs gây ra cho sức khoẻ con người.

Tác hại của VOCs gây ra cho cơ thể con người rất đa dạng, nặng nề, lâu dài và khó chữa trị.

  • Hệ thần kinh trung ương: Giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp hành động giữa mắt và tay, mắt và chân, giảm khả năng giữ thăng bằng.
  • Tâm lý: Trầm cảm, dễ cáu giận, mệt mỏi
  • Hệ thần kình ngoại vi: run tay chân, mỏi tay chân, động tác vụng về.
  • Sinh lý: Giảm chức năng gan thận, gây hiếm muộn, giảm lượng tinh hoàn, gây dị tật cho bào thai. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hư hại về máu huyết.
  • Hóc môn: Giảm testosteron, Nội tiết tố LH (Lutenizing Hormone) - Hóc môn quan trọng quyết định sinh lý ở nam giới.
  • Gây ung thư ở người và đã được chứng minh gây ung thư ở thú vật. Các ảnh hưởng sức khỏe gây nên bởi VOCs tùy thuộc vào mức đậm đặc và thời gian tiếp xúc với hóa chất.
  • Đặc biệt: Khi hàm lượng VOCs nhiều sẽ làm gia tăng người mắc bệnh Hen Suyễn và Sưng phổi mãn tính. Nhất là với trẻ em.

Các phương pháp tránh tiếp xúc với VOCs?

Đầu tiên, Quý khách cần biết rằng việc tiếp xúc hàng ngày với các chất hữu cơ bay hơi độc hại - VOCs là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể tìm một số cách thức để hạn chế được càng nhiều càng tốt. Dưới đây là một số cách thức đơn giản và dễ thực hiện:

  • Sử dụng các vật liệu xây dựng phát ra ít VOCs hơn những loại khác. Như ở đây là giấy dán tường cao cấp Graham & Brown được chứng nhận chất lượng A+ về VOCs test tại Pháp.
  • Trồng các loại cây trong nhà có tác dụng thanh lọc không khí như: cúc đồng tiền, cúc hoa trắng, cây thường xuân, cây lưỡi cọp, cây thiết mộc lan, cây huyết giác Madagascar,... Quý khách xem chi tiết tại đây.
  • Bổ sung một số chất dinh dưỡng sau để tăng tốc độ đào thải VOCs ra ngoài cơ thể: protein từ sữa, các loại rau cải, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin E, C, khoáng chất Magnenesium, Selenium.
  • Không hút thuốc. 
  • Nếu như không thể loại bỏ nguồn VOCs, hãy giảm thiểu sự tiếp xúc bằng cách bít kín bề mặt như của các tấm ván ép mùn cưa hoặc dùng sơn chống thấm để sơn phủ, chẳng hạn như sơn bóng polyurethane hoặc sơn latex. 
  • Mở cửa sổ và cửa nhà quý khách thường xuyên để không khí lưu thông.
  • Không lưu trữ các chất có hàm lượng VOCs lớn như sơn, các chất tẩy rửa,... Nếu bắt buộc thì cần đậy nắp cho chặt, kín. Cất sản phẩm ở một phòng riêng; tốt nhất là ở kho chứa đồ ngoài trời, hoặc ở những nơi có nhiều sự thoáng khí.  
  • Bỏ các chai lọ cũ hoặc không cần thiết có chứa VOCs ra khỏi nhà quý vị. Đừng vứt những sản phẩm không xài vào rác nhà.
  • Không pha trộn các thứ hóa chất lau chùi nhà cửa hay chất hòa tan chung với nhau. Quý khách sẽ không thể lường trước được các độc tố nào được tạo ra từ việc pha trộn đó.
  • Không mang quần áo vừa mới tẩy giặt vào nhà quý vị nếu vẫn còn mùi hăng, nồng. Hãy phơi chúng ở nơi thoáng mát đến khi khô.

Thoáng khí:

  • Hãy bảo đảm có đủ không khí mát lành vào nhà quý vị.
  • Tăng thêm sự thoáng khí bằng cách mở các cửa sổ và cửa chính sau khi quý vị mang các nguồn VOC mới vào nhà của mình, chẳng hạn như thảm mới, bàn ghế tủ giường hoặc màn treo cửa mới.
  • Làm đúng theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất như được ghi trên nhãn khi sử dụng hóa chất gia dụng. Nếu nhãn bảo “phải dùng ở nơi thật thoáng khí”, hãy mang ra ngoài hoặc nơi có quạt hút hơi hoặc mở cửa sổ để có thêm sự thông thoáng. 

Graham & Brown Việt Nam trân trọng!