Chọn màu sắc hợp mệnh theo ngũ hành bát tự

Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ

 

 

1. Lời nói đầu.

Con người sinh ra là sự tổng hoà của ngũ hành. Ngay khi sinh ra, con người khi sinh ra đã được hấp thụ khí của đất trời biểu hiện qua thiên can và địa chi trong tứ trụ, có thể hiểu khí đó là khí tiên thiên trong ngũ hành. Mỗi người đều có các hành Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ chỉ có điều là mức độ ngũ hành có khác nhau.

Ngũ hành trong tứ trụ có cái thiên vượng, có cái thiên nhược.

  • Mặt vượng: chỉ những đặc tính lộ rõ, nổi trội;
  • Mặt nhược: chỉ những đặc tính chìm ẩn hoặc yếu hơn;
  • Mặt thiếu khuyết: Nếu biết ta có thể bổ sung cho người đó, để hướng tới cái tốt, tránh cái xấu;

Một số biểu hiện của người khuyết Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ

  • Người thiếu Kim: thường có xu hướng thích đồ trắng, bạc, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá.
  • Người thiếu Thuỷ: thường có xu hướng thích màu đen, xanh nước biển - xanh lam, dễ mắc bệnh thận
  • Người thiếu Mộc: thường có xu hướng tích màu xanh lá cây, dễ mắc bệnh về mắt, gan, mật
  • Người thiếu Hoả: thường có xu hướng thích màu đỏ,tím, thường hay lơ đễnh, dễ động lòng, dễ buồn rầu.
  • Người thiếu Thổ: thường có xu hướng thích màu nâu, vàng đậm, đễ mắc bệnh đường tiêu hoá

Dân gian ta có câu:"thiếu gì thèm nấy". Chính bản thân mỗi người khi thiếu khuyết hành nào sẽ có xu hướng muốn tìm kiếm bổ sung hành đó thông qua bổ sung lý tính, hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, nghề nghiệp, tiền đồ, hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, để cân bằng tổng hợp cho tứ trụ, tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.

 

2. Trạng thái vận động theo ngũ hành

Kim: hành Kim là trạng thái đầu tiên của một chu trình phát triển. Trong thời Kim đối tượng đang rèn luyện, tích luỹ năng lượng (năng lực), đang kết khối các thành phần mới vào hàng ngũ của nó. Sự kết khối ấy rất chặt chẽ, như thêm một nguyên tử vào mạng của một khối kim loại. Học tập kiến thức mới cũng là trạng thái Kim, vì mỗi khi ta thêm một kiến thức mới thì kiến thức ấy phải thích ứng chặt chẽ logic với toàn bộ các nguyên lý cơ sở đã có. Đặc trưng cơ bản của Kim là tích luỹ, tất nhiên tích luỹ phải có chọn lọc. Hành Kim có tính chất cơ bản là thu vào.

Thuỷ: Sau hành Kim là hành Thuỷ. Đó là quá trình mang cái đã được tích luỹ trong thời gian của Kim len lỏi vào môi trường xung quanh. Lúc đầu sự phát triển của Thuỷ âm thầm như nước thấm, như sự rò rỉ. Người ta gọi quá trình thấm ra môi trường đó là khai Thuỷ. Nó như manh nha của sự phát triển. Mới đầu thì nhỏ bé, mềm yếu, dễ thích ứng với môi trường xung quanh, dần dần Thuỷ có thể mạnh lên thành sông thác. Thuỷ mang cái năng lượng của nó thấm sâu, tưới nhuần, kết hợp với Kim để tạo ra một mô hình mới, một thành tố mới. Các ý tưởng mới nảy sinh chính là Thủy. Các ý tưởng đó đôi khi chưa rõ hình hài. Người phát sinh ra ý tưởng đôi khi còn phải đắn đo, suy luận, thẩm định để dần dần làm cho một mạch ý tưởng trở nên dứt khoát. Vậy Thuỷ có tính chất cơ bản là tản ra.

 

Mộc: Hết thời Thuỷ thì sang giai đoạn Mộc. Mộc là trạng thái sáng tạo mạnh mẽ, thử nghiệm cái mới, nuôi dưỡng, chăm sóc cái mới, tạo lập mô hình. Trong quá trình sáng tạo thử nghiệm Mộc thường gặp các khó khăn cản trở. Do đó, Mộc cần có sức mạnh phi thường, có Đức (không phải đạo đức theo nghĩa thông thường) lớn, rất dũng cảm. Khi đã thành mô hình ổn định Mộc bắt đầu lan toả cái mẫu mực ra xung quanh. Khác với Thuỷ, chỉ len lỏi đưa cái hay của Kim đi xa, có tính ngấm ngầm, âm nhu, Mộc hiển lộ ra, mọi người đều thấy nó, có thể Mộc sẽ được ủng hộ, cũng có thể bị ngăn chặn. Tính của Mộc là cứng rắn, trái với tính của Thuỷ là mềm mại. Tính chất cơ bản của Mộc là sáng tạo mô hình mới, như ta trồng một cây mới.

 

Hoả: là giai đoạn phát triển kế tiếp của Mộc. Đó là trạng thái của một đối tượng đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bừng bừng như lửa, đang biến đổi rất nhanh. Khi biến đổi vận động, đối tượng luôn cần bổ sung thêm năng lượng từ bên ngoài, và huy động tối đa năng lượng bên trong nữa. Ở trạng thái Hoả, đối tượng sẵn sàng tiếp thu các phần tử mới, nhưng các phần tử mới phải chấp nhận chép gần như nguyên bản phương cách hoạt động của hệ thống. Các phần tử của hệ thống có tính cách gần giống nhau. Trạng thái Hoả có tính chất phong trào. Hoả được Mộc sinh ra theo vòng Ngũ Hành thuận, đôi khi nó cũng được tạo thành do sự vận động trực tiếp theo chiều ngược của hành Kim mà ra. Tính chất cơ bản của Hỏa là sao chép mô hình một cách nhanh chóng.

 

Thổ: Khi hết thời của Hoả thì kế tiếp ngay sau là Thổ. Đó là trạng thái tất yếu của một đối tượng sau khi đã mang hết hoặc gần hết năng lượng của minh để phát sinh Hỏa. Thổ là đang nghỉ ngơi, biến đổi rất chậm, gần như không quan sát thấy bằng mắt thường. Trong thời gian Thổ, đối tượng tê liệt, chậm chạp, thường là hơi nhúc nhích. Những thay đổi bên trong lòng của trạng thái thổ rất âm ỉ, liên kết của các phần tử trong Thổ rất lỏng lẻo. Ở trạng thái Thổ, đối tượng dễ tiếp thu các thành phần mới, như ta ném bất cứ vật gì xuống mặt đất thì đất cũng nhận nó. Thổ không phản ứng mạnh mẽ lại với các phần tử mới gia nhập. Thổ học tập các phần tử mới một cách từ từ, có thể đồng hoá cái mới nhập vào cũng có thể bị thay đổi theo cái mới, nếu quán tính của Thổ nhỏ, hoặc nếu thành phần mới có sức mạnh lớn, khả năng cảm hoá lớn.

 

Kim kế tiếp: Kim kế tiếp là hậu quả của Thổ ở vòng sau của quá trình phát triển vĩnh hằng, nó là con đẻ của sau một thời nghỉ ngơi của Thổ. Lúc này, Kim dần dần hình thành trong trạng thái thu tĩnh của Thổ. Kim là bước khởi đầu của một quá trình mới, nhiều khi chỉ là các ý tưởng, và Kim mới chính là phôi thai của vòng Ngũ Hành sau. Nhiều khi Kim kế tiếp là ngoại lai đưa tới, vì trên khuôn vi của Thổ cũ năng lượng hoạt động đã cạn kiệt rồi.

3. Tìm ngũ hành bát tự để chọn màu sắc phù hợp.

Mục đích tìm ngũ bát tự để giúp bạn cân bằng cuộc sống. Hạn chế các tai nạn, bệnh tật.

Bước 1. Tìm ngũ hành bát tự

Vào trang web: http://congcu.phongthuytuongminh.com/bat-tu-va-tuong-phap/cong-cu/phan-tich-bat-tu/

 

Bước 2. Điền đầy đủ giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh rồi chọn nút Xem bát tự

 

Bước 3. Xem kết quả như hình bên dưới

 

Bước 4: Chọn màu sắc

Căn cứ vào kết quả, chọn màu sắc phù hợp với các hành còn thiếu.

Hành

Kim

Thuỷ

Mộc

Hoả

Thổ

Màu sắc phù hợp           

Trắng, Bạc

Xanh biển - Xanh lam, Đen

Xanh lá cây

Tím, Đỏ, Vàng

Nâu, Vàng sậm

Và, chú ý đừng chọn màu sắc kỵ với hành còn thiếu vì nếu làm vậy sẽ mang đến kết quả rất xấu.

 

Lấy ví dụ như kết quả ngũ hành bát tự ở trên: Kim 4, Thuỷ 3, Mộc 1, Hoả 3, Thổ 4

Như vậy mệnh số này thiều hành Mộc. Như vậy, nên chọn màu xanh lá cây để mệnh số được cân bằng. Không nên chọn màu trắng, bạc vì Kim khắc Mộc.

 

Lưu ý: Thực tế, khi đi sâu phân tích ngũ hành 1 con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường xung quanh (vợ/chồng, con cái, nơi làm việc, thành phố, đất nước,...). Vì vậy, bản hướng dẫn trên chỉ có giá trị thuần giải trí. Nếu Quý khách thật sự muốn tìm hiểu sâu về chính mình xin đến gặp những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực này.

 

Bài viết dựa trên nhiều nguồn tham khảo:

Ngũ hành và khoa học - Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng

Kinh dịch

Tử Bình Tứ Trụ - Bát Tự

Phần mềm phân tích bát tự của Phong Thuỷ Tường Minh

 

Graham & Brown trân trọng!